Monday, July 1, 2013

Bồ Hóng Bếp

Tên khác: Ô long vĩ
Tên khoa học: Fuligo ligni.
Bộ phận dùng chế biến Bồ Hóng Bếp
Dùng thứ Bồ hóng đốt bằng các loại vỏ, rơm, rạ hoặc củi ở các lò sưởi, ở các đồ vật gác trên bếp, không dùng thứ đốt bằng các loại than đá, than đất.
Bồ hóng giòn, óng ánh vàng, mùi khó chịu, xốp, nhẹ hơn muội nồi (Bách thảo sương).
Khi lấy nên phẩy nhẹ bỏ lớp bụi ngoài, lấy thứ vảy đen đóng ở trong rồi xử lý như sau:
-          Rử sạch, phơi khô tán nhỏ, dùng dạng thuốc nước, thuốc sắc, làm cao, làm cồn hoặc thuốc mỡ.
-          Lấy thứ Bồ hóng bám ở dưới xà nhà bếp, đốt cháy hoặc sao cháy cho hết khói, tán nhỏ, mịn, lấy bột dùng (Lý thời Trân).
Thành phần hóa học Bồ Hóng bếp.
Chủ yếu là cacbon, ít muối ammonium, piridin và chất bột màu vàng, cay và đắng, gọi là atbolin, trong chất này có pirocatechol.
      Tính vị, tác dụng:
Vị đắng, tính mát. Lợi thủy, tiêu tích, cầm máu.
Công dụng, cách dùng, liều lượng bồ hóng bếp.
Chữa thủy thũng, cầm máu vết thương, nhổ răng ra máu nhiều, đổ máu cam, băng huyết. Ngày uống 4-8g.
Bài thuốc chữa băng huyết: Bồ hóng 12g, giấy bản đốt cháy 4g. Hai thứ tán nhỏ hòa nước uống.

No comments:

Post a Comment