Tên khác: Cải bẹ
trắng.
Tên kho học:
Brassica alba Boissier.
Họ: Cải
(Brassicaceae).
Đặc điểm và phân bố Cải trắng.
Loại thảo, sống hàng năm. Lá đơn, mọc
so le, có cuống. Cụm hoa hình chùm, hoa đều lưỡng tính, 4 lá dài, 4 cánh hoa xếp
thành hình chữ thập, có 6 nhị (4 chiếc dài, 2 chiếc ngắn). Bộ nhụy gồm 2 tâm
bì. Bầu thường 2 ô do một vách giả ngăn đôi. Quả loại cải có lông, mỏ dài, có
4-6 hạt nhỏ.
Trồng khắp nơi, bằng hạt, vào mùa
thua đông, để lấy rau ăn.
Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản Cải trắng.
Hạt (Bạch giới tử). Hạt hình cầu,
đường kính 1.5-3mm, mẩy chắc, vỏ ngoài màu vàng nâu hay đỏ nâu. Khoảng thán 3-5
hái quả già, lấy hạt phơi khô.
Chế biến: Lấy hạt cho vào nước, rửa
sạch, với bỏ những hạt nổi ở trên, lấy những hạt chìm đem phơi khô. Có thể dùng
sống hoặc sao qua: giã giập cho vào thuốc thang, hoặc tán bột dùng trong thuốc
hoàn tán.
Bảo quản: Đựng trong lọ kín, tránh ẩm.
Thành phần hóa học Cải trắng.
Hạt có chất nhầy, glycozit là
sinanbin, men, myroxin và ancaloit là sinapin.
Tính vị, tác dụng Cải trắng.
Vị cay, mùi thơm, tính ấm. Thông
khí, long đờm, ấm bụng, mau tiêu, mạnh dạ đày, giảm các cơn đau.
Công dụng, cách dùng, liều lượng Cải trắng.
Chữa ho nhiều đờm, khó thở, bụng đầy
trướng. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, hoặc giã nhỏ, hòa với giấm, đắp vào chỗ
sưng tấy để tan ung nhọt.
-Bài thuốc chữa các loại hàn thấp,
đau nhức trong xương hoặc ung nhọt sưng đau:
Bạch giới tử 12g, Thục đại 12g, Ma
hoàng 4g, Nhục quế 6g, Bào khương 4g, Cao ban long 8g, Cam thảo 4g. Các thứ sắc
uống, khi uống cho thêm ít rượu cùng uống.
Cải trắng. |
No comments:
Post a Comment