Monday, December 2, 2013

Cau

Tên khác: Tân lang, Binh lang.
Tên khoa học: Areca catechu L.
Họ: Cau (Arecaceae).

Đặc điểm và phân bố Cau

Cây Cau cao chừng 15-20m, thân thẳng, đường kính 10-15cm. Toàn thân Cau không có lá, chỉ có vết lá đã rụng. Ở ngọn Cau có một chùm lá to rộng, sẻ lông chim, lá có bẹ to. Hoa đực ở ngọn cành hoa, hoa cái ở gốc. Hoa đực nhỏ màu trắng, thơm, hoa cái to hơn. Quả hạch, hình trứng.
Cây Cau mọc hoang ở rừng núi và được trồng ở khắp nơi.

Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản cây Cau

Dùng hạt Cau (Binh lang, Tân lang), và vỏ quả (Đại phúc bì).
Hạt Cau có hai loại: Hạt Cau rừng (Pinanga Caviensis olecc.): hạt nhỏ, nhọn và chắc. Hạt Cau nhà: hình nón cụt, phần dưới phẳng, ở giữa chỗ lõm vào. Mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu xám, có nhiều đường vân, đôi khi còn sót lại vết tích của vỏ quả. Hạt khô, cứng, chắc, nặng.
Vỏ quả là vỏ ngoài và vỏ giữa phơi khô của quả Cau. Vỏ ngoài màu xanh vàng, có nhiều xơ xốp mềm, dai.
Chế biến: Hạt: hái quả thật già, bóc lấy riêng hạt và vỏ, phơi hoặc sấy đến thật khô. Khi dùng đem hạt khô ngâm nước 2-3 ngày cho mềm. Mỗi ngày thay nước một lần (không nên ngâm vào dụng cụ bằng sắt, vì trong hạt có tamin). Vớt ra để ráo nước, thái mỏng, phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 40-50 độ C tới độ ẩm dưới 10% (không được sao).
Vỏ: rửa sạch, ủ mềm một đêm, xé tơi, phơi hoặc sấy khô tới độ ẩm dưới 13%, tẩm rượu sao (tùy theo đơn), có thể nấu thành cao đặc.
Bảo quản Cau: Để nơi khô ráo, thình thoảng xông hơi lưu huỳnh, đề phòng mốc mọt.
Hình ảnh cây Cau
Cây Cau.

Thành phần hóa học của Cau.

Hoạt chất chính trong hạt Cau là các ancaloit arecolin, arecaidin, guvaxin, guvacolin. Chủ yếu là arecolin, đó là một chất dầu không màu, không mùi, thường dùng dạng muối bromhydrat. Ngoài ra còn có tanin, kipit, gluxit và muối khoáng.

Tính vị, tác dụng của Cau

Vỏ quả Cau: vị ngọt, hơi the, tính ấm. Thông khí, rút nước, thông đại tiểu tràng (ruột).
Hạt cau: vị chát, the, tính ấm. Thông khí, rút nước, sát trùng, trừ giun sán.

Công dụng, cách dùng, liều lượng của Cau

Hạt Cau trị giun sán, thực tích, ngực bụng chướng đau, tả lỵ, sốt rét, thủy thũng. Vỏ quả Cau: chữa thủy thũng, thông tiểu tiện, tiết tả, chữa ngực bụng đầy tức. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc.

Hình ảnh cây Cau
Cây Cau.
Người ta còn phối hợp hạt Cau với Thường sơn chữa sốt rét, hoặc hạt Cau với hạt Bí ngô chữa sán dây.
Dùng chữa sán dây: Buổi sáng lúc đói ăn 40-10g hạt Bí ngô (đã bỏ vỏ). Hai giờ sau uống nước sắc hạt Cau: trẻ em trên 10 tuổi 30g, phụ nữ 50-60g, người lớn 80g, cho liều hạt Cau trên đây, sắc với 300ml nước, còn 150ml, ướng hết 1 lần. Nửa giờ sau uống một liều thuốc tẩy (Magie sunfat 30g). Nằm nghỉ, đợi thật buồn đi ngoài thì đi vào một chậu nước ấm, nhúng cả mông vào.

No comments:

Post a Comment