Tên khoa học: Clerodendron squanmatum Vahl.
Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Hình 11 - Bạch đồng nữ. |
Đặc điểm và phân bố Bạch đồng nữ.
Cây cao 0.5 - 1m, cành vuông, ở mấu có một dây lông mọc giữa hai cuống lá. Lá to, mọc đối,
phiến lá nguyên, mép lá có răng cưa, cuống lá dài có lông, mặt dưới lá có nhiều tuyến nhỏ tròn. Hoa tự chùy ở ngọn, hoa thưa, dài 15 - 30cm, rộng 7 - 20cm, màu đỏ. Lá bắc nhỏ. Lá bắc con hẹp, màu đỏ nhiều. Cuống hoa dài, đài màu đỏ, tràng dài 20 - 25mm, ống hình trụ mảnh, nhị mọc thò dài ra ngoài hoa, chỉ nhị màu đỏ. Bầu nhẵn, vòi rất mảnh, đầu nhụy chẻ đôi. Có thứ hoa màu trắng hoặc phớt vàng. Quả hạch bao bọc bởi đài hoa rất phát triển. Hạt màu đen.
Mọc hoang ở nơi mát, ẩm.
Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản.
Lá và rể.
Thường vẫn dùng cây Mò thay cho cây này.
Thu hái vào lúc cây sắp ra hoa hay đang ra hoa, phơi khô trong mát.
Chế biến: Rửa sạch, thái nhỏ sao vàng, rồi sắc uống, Còn có thể nấu thành cao đặc hay làm viên.
Bào quản: Để nơi khô ráo.
Tính vị, tác dụng.
Vị đắng nhạt, tính mát. Thanh nhiệt, mát huyết, tiêu độc.
Công dụng, cách dùng, liều lượng.
Chữa bạch đới khí hư, kinh nguyệt không đều. Ngày dùng 15 - 30g lá khô. Sắc uống riêng hay phối hợp với ích mẫu. Ngải cứu, Hương phụ. Có nơi dùng rễ chữa vàng da, thấp khớp.
Chữa sài mạch lươn của trẻ em: Dùng lá, luộc chín, dán lên chỗ sài.
Bài thuốc chữa thấp khớp sưng, nóng, đỏ, đau:
Bạch đồng nữ 24g, dây Gắm 85g, cây Tầm xuân 8g, Đơn tướng quân 8g, Đơn mặt trời 8g, Đơn răng cưa 8g, Cà gai leo 8g, cành Dâu 8g, nước 600ml. Sắc còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
No comments:
Post a Comment