Tên khác: Bàng biển,
Nam tì bà, Cây lá hen, Bồng bồng.
Tên khoa học:
Calotropis gigantean R. Br.
Họ: Thiên lý
(Asclepiadaceae).
Đặc điểm và phân bố bông bông.
Cây nhỡ, cao 2-3cm, hoặc hơn. Cành
non có nhiều lông trắng. Lá mọc đối, không có lá kèm, hình trứng thuôn, dầy,
hai mặt lá có lông trắng, dài 10-20cm rộng 5-10cm. Cụm hoa hình xim gồm nhiều
tán đơn hoặc kép. Hoa trắng, đều, lưỡng tính, 5 lá đài, tràng hợp hình bánh xe,
5 nhị cuộn lại thành hình xoắn ốc ở gốc, chỉ nhị dính liền nhau làm thành một ống
che chở cho nhụy. Bao phấn liền với đầu nhụy, hạt phấn của mỗi ô dính liền nhau
thành một khối phấn có chuôi. Khối phấn cả hai nhị cạnh nhau dính nhau bởi gót.
Hai tâm bì chỉ dính nhau ở đầu nhụy còn bầu thượng và vòi rời nhau. Quả gồm hai
đại dài khoảng 23mm, nhiều hạt, hạt có mào lông.
Cây này mọc hoang hay được trồng ở
bờ rào, bờ đường.
Cây Bông Bông. |
Thành phần hóa học Bông Bông.
Lá có glycozit tim.
Bộ phận dùng, chế biến Bông Bông.
Lá: Hái lá bánh tẻ, làm sạch hết
lông bằng cách để lá trên cái sang và đặt trên mặt chậu nước cho ngập ướt sang,
rồi dùng bàn chải đánh, rửa sạch lông. Có thể hơ lá nhanh qua lửa cho cháy hết
lông, xong thái nhỏ, sao héo để dùng, hoặc thái phơi hay sấy khô rồi tẩm mật
(hay ước gừng) sao.
Nấu cao: La Bông bông 2kg, đường
1.6kg. Lá Bông bông sau khi làm sạch lông, tẩm nước gừng sao vàng hạ thổ (úp xuống
đất 10 phút) lấy ra nấu với 10 lít nước. Đến khi còn 5 lít lọc bỏ bã. Cho đường
vào, cô lên thành xi rô tỷ trọng 1.32
Tính vị, tác dụng Bông Bông.
Vị đắng, hơi the, tính mát. Tiêu độc,
tiêu đờm, giáng nghịch (hạ cơn nấc), khỏi ho.
Công dụng, cách dùng, liều lượng Bông Bông.
Chữa ho, hen suyễn, làm mát phổi,
chữa ở ngứa.
Mỗi ngày dùng 10-40g lá tươi chế biến
như trên rồi sắc uống. Có thể cho thêm đường, nên uống xa bữa ăn, dùng 2-3 ngày
liền.
Cao: Người lớn mỗi lần uống 10ml với
nước nóng, ngày 2 lần.
Trẻ em 2-5 tuổi, mỗi lần uống
1-3ml.
rẻ em 6-10 tuổi, mỗi lần uống
4-6ml.
Chú ý: Nếu dùng tươi còn nhựa trắng,
dễ gây nôn mữa.
No comments:
Post a Comment