Unknown Bèo Cái Saturday, June 1, 2013 Bèo Cái có tên khác là: Bèo ván, Bèo tai tượng, Đại phù bình. Tên khoa học: Pistia stratiotes L. Họ: Ráy (Araceace). Đặc điểm và phân ... Sau khi đọc xong bạn sẽ biết được đặc điểm phân bố tác dụng chữa bệnh cây Bèo Cái. Những bài thuốc chữa bệnh vô cùng đơn giản và hữa ích sẽ giúp bạn chữa bệnh rất hiệu quả.

Bèo Cái

Respons: 0 comments
Bèo Cái có tên khác là: Bèo ván, Bèo tai tượng, Đại phù bình.
Tên khoa học: Pistia stratiotes L.
Họ: Ráy (Araceace).

Đặc điểm và phân bố Bèo Cái.

Bèo cái thường nổi trên mặt nước ở khắp đất nươc việt nam.
Hình 13 - Bèo Cái
Cây bèo cái mọc nổi nhiều trên mặt nước. Rễ dài. Không có thân. Lá to màu xanh, mọc từ gốc
thành hoa thị, phiến lá hình trứng dài độ 2 - 10cm. Mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn, những lá ở giữa nhỏ hơn. Có loại lá trên xanh dưới tía (bèo tía). Hoa tự nhỏ, có màu trắng nhạt, hình ống không đều, mọc từ giữa các lá. Quả nang có nhiều hạt xù xì.
Bèo cái có ở khắp các ao hồ, thường dùng nuôi lợn.

Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản bèo cái.

Cả cây tươi hoặc phơi khô. Dùng loại lá mặt trên xanh, mặt dưới tía. Dùng tươi thì tốt hơn.

Thường thu hái vào màu hè. Vớt lấy Bèo cái, rửa sạch, tạp chất, phơi hay sấy khô. Có thể sao vàng.

Bảo quản: Để nơi khô ráo.

Tính vị tác dụng.

Vị nhạt, ngứa, tính mát. Phát hãn, trừ phong nhiệt, lợi tiểu, tiêu thũng.

Công dụng, cách dùng, liều lượng Bèo Cái.

Chữa ngoại cảm phong nhiệt, sốt, phát ban, mề đây (dị ứng), đơn độc (ghẻ độc), phù thũng. Chữa lở ngứa, hen suyễn, khát nhiều. 

Dùng uống, dạng tươi từ 50 - 100g, dụng khô từ 6 - 8g, sắc lấy nước uống.

Dùng ngoài: rửa sạch, giã với ít muối để đắp.

Kiêng kỵ

Người tự ra mồ hôi nhiều không nên dùng.

Related Posts On Bèo cái ,Dược Liệu Trong Nước ,Vần B

No comments:

Post a Comment

Copyright © Dược Liệu Việt

Designed By: