Ba Gạc
Tên khác: La phù mộc.
Tên khao học: Rauwolfia verticillaa (Lour.) Baill.
Họ: Trúc đào (Apocynaceae).
Đặc điểm và phân bổ.
HÌnh 3 - Ba gạc. |
Cần phân biệt với cây Ba gạc Ấn Độ (Rauwolfia serpentina Beath), họ Trúc đào, ta đang di thực. Cây này nhỏ hơn, ít cành, hoa màu hồng hay tím hồng, mọc thành chùm. Quả chín mầu tím đen.
Mọc hoang ở miền rừng núi Cao Lạng, Hoàng Liên Sơn, Hà Nam Ninh, Thanh Hóa.
Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản.
Vỏ rễ. Rễ hình trụ thường cong queo, ít phân nhánh, dài 5 - 20cm, đường kính từ 0.5 - 2.5cm. Mặt ngoài màu vàng nhạt, có khi màu nâu gio, hơi có vết nhăn dọc và ngang. Lớp vỏ dễ bị bong ra, để lộ phần gỗ màu vàng nhạt. Rễ cứng nhắc, khó bẻ, vết bẻ màu xám trắng, gỗ mịn. Mùa thu hái: Tháng 10 - 12.
Chế biến sơ bộ: khi trời khô ráo, đào rễ về, chặt bỏ đoạn gốc, rồi đem phơi hay sấy tới khô. Không được ngâm, rửa nước, không được làm mất vỏ rễ.
Vỏ rễ Ba gạc tán bột cho mịn, dùng cồn 70 độ chiết theo nguyên tắc ngâm nhỏ giọt, pha thêm glyxerrin để có dung dịch chứa 1.5% ancaloit toàn phần và 10% glyxerrin. Hoặc nấu cao Ba gạc 1g cao = 1g vỏ rễ (xem Dược điển Tập I).
Bào quản: để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học.
Có ancaloit: Resecpin, secpentin, ajmalixin và một số ancaloit khác.
Công dụng, cách dùng, liều lượng.
Điều trị các bệnh tăng huyết áp, thần kinh, sốt rét, lở ngứa ngoài da và ban độc. Dùng dạng cao, cồn chứa 1.5% ancaloit toàn phần. Liều trung bình người lớn 1 ngày 3 lần uống. mỗi lần 20 giọt, uống luôn 1 - 2 tuần lễ, sau hạ xuống 15 giọt, sau cùng hạ xuống 10 giọt. Có thể nghỉ 2 - 4 tuần rồi dùng lại khi cần thiết.
Chú ý: Trường hợp suy tim, viêm phế quản, hen suyễn, tắc mạch, loét dạ dày tá tràng, nên dùng cẩn thận.
No comments:
Post a Comment