Tên khoa học: Alstonia scholaris R. Brown.
Họ: Trúc đào (Apocynaceae).
Đặc điểm và phân bố Cây Sữa
Cây Sữa cao chừng 15-30m. Cành mọc vòng, lá cũng mọc vòng, hình bầu dục thuôn dài, đầu tù hoặc hơi nhọn, mặt trên bóng, mặt dưới mờ, phiến cứng, gân lá lông chim, gân phụ song song và mau. Hoa Cây Sữa nhỏ màu trắng xám, mọc thành xim, tán. Quả Cây Sữa gồm hai đại dài 15-50cm, rộng 2mm, mọc thõng xuống, màu nâu. Hạt dẹt mang hai chùm lông màu hung ở hai đầu.Hoa nở từ tháng 8-12, có mùi thơm hắc khó chịu. Toàn cây có nhựa mủ.
Mọc hoang và được trồng khắp nơi.
Bộ phận dùng Cây Sữa
Vỏ cây phơi khô. Thu hái tốt nhất vào mùa xuân, hạ.Các dạng chế biến:
Bột vỏ cây Sữa phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ.
Rượu vỏ cây Sữa
Cao lỏng vỏ cây
Thành phần hóa học Cây Sữa
Chứa các ancaloit: ditain, echitamin, echitamidin...Tính vị, tác dụng.
Vị đắng, tính mát. Kích thích tiêu hóa, điều kinh, hạ sốt.Công dụng, cách dùng, liều lượng Cây Sữa
Thường dùng làm thuốc bổ, chữa sốt, điều kinh, chữa ỉa chảy.Ngày dùng 1-3g vỏ, phơi khô sắc uống.
Bột: Vỏ Sữa phơi khô hoặc sấy khô, tán nhỏ, ngày uống 0.2g-0.3g. Rượu vỏ cây Sữa: Vỏ Sữa tán nhỏ 75g, rượu trắng (35-40độ) 500ml. Ngâm 7 ngày thỉnh thoảng lắc đều. Sau đó lọc và thêm rượu vào cho đủ 500ml. Ngày uống 4-8g, uống trước bữa ăn chính 15 phút.
Cây Sữa |
Cây Sữa |
Cảm ơn thông tin về cây sữa của blog chia sẻ nhé!
ReplyDeletehạt điều rang muối