Tên khác: Hồ la bạc.
Tên khoa học:
Daucus carota L.
Họ: Hoa tán
(Apiaceae).
Đặc điểm và phân bố Cà rốt.
Cây thảo, rễ trụ nhẵn hay có lông.
Lá mọc so le, không có lá kèm, bẹ lá phát triển, phiến lá xẻ lông chim, càng gần
đầu lá càng hẹp lại. Cụm hoa tán kép. Hoa trắng, tổng bao xẻ lông chim. Lá bắc
của tiểu bao đơn hay chỉ ở đế hoa khum lõm. Bầu hạ.
Quả gồm 2 quả bế, mỗi quả dài chừng
2-3mm, hình trứng. Hai phân quả dính với nhau ở mặt giáp nhau. Sống phụ có phủ
đầy sợi dài tương ứng với các ống tiết giả.
Được trồng khắp nơi.
Bộ phận dùng, chế biến Cà rốt.
Củ và hạt. thường dùng củ tươi.
Thu hái củ mùa đông và hạt mùa hè.
Cách chế biến củ: nấu chín, nghiền
nát hoặc sấy khô, tán thành bột.
Thành phần hóa học Cà Rốt.
Có lipit, gluxit, sterol,
photphatit, atparagin, glutamin, adenine, histidin, carotene, vitamin B2, C2
và tinh dầu.
Tính vị, tác dụng Cà rốt.
Củ: vị ngọt, the, mùi hăng, tính
bình, giúp tiêu hóa, bổ huyết.
Hạt: vị đắng, tính ấm. Lợi tiểu.
Công dụng, cách dùng, liều lượng.
Dùng cho người gầy còm, thiếu máu,
ăn uốn chậm tiêu, lỵ mạn tính, trẻ em ỉa chảy, chậm lớn hay răng mọc chậm. Ngày
dùng 20-50g, có thể đến 100g. Còn dùng hạt để trị giun sán, làm thuốc lợi tiểu,
sát trùng. Ngày dùng 12-18g bột.
No comments:
Post a Comment