Unknown Cá Ngựa Monday, July 1, 2013 Tên khác: Hải mã, Hải long, Thủy mã. Tên khoa học: Hippocampus sp. Họ: Hải long (Syngnathidae). Đặc điểm và phân bố cá ngựa. Cá ... Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu về đặc điểm chữa bệnh của Cá ngựa, phân bố, bộ phận dùng, chế biến, bảo quản, tính vị tác dụng, công dụng liều lượng chữa bệnh của cá ngựa.

Cá Ngựa

Respons: 0 comments
Tên khác: Hải mã, Hải long, Thủy mã.
Tên khoa học: Hippocampus sp.
Họ: Hải long (Syngnathidae).
Đặc điểm và phân bố cá ngựa.
Cá nước mặn, cũng có ở nước ngọt, đầu giống hình đầu ngựa. Thân dài chừng 15-20cm có khi tới 30cm, màu trắng, vàng hoặc hơi xanh đen.
Cá ngựa sống ở dọc bờ biển Việt Nam, Trung Quốc.
Cá ngựa - Động Vật chữa bệnh
Cá ngựa.

Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản cá ngựa.
Cả con.
Chế biến: Mổ bỏ nội tạng, phơi hay sấy khô. Khi dùng tẩm rượu, sao qua, tán nhỏ. Thường dùng dạng hoàn tán, có thể ngâm rượu với các thuốc khác (Dâm dương hoắc, Câu ký tử) để uống.
Bảo quản: Nơi khô ráo, mát, kín, tránh sâu mọt.
TÍnh vị, tác dụng.
Vị ngọt hơi mặn, tính ấm. Bổ khí huyết.
Công dụng, cách dùng, liều lượng cá ngựa.
Thuốc bổ có tác dụng kích thích giúp cho sự giao cấu được lâu. Chữa thần kinh mệt yếu, phụ nữ trong khi đẻ mệt yếu, thai ra khó, hoặc chậm có con.
Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc bột hoặc viên.
Bài thuốc chữa nam giới liệt dương, nữ giới chậm có con: Hải mã một đôi, sấy khô vàng , tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g. Dùng rượu mà chiêu thuốc.

Related Posts On Động Vật Chữa Bệnh ,Vần C

No comments:

Post a Comment

Copyright © Dược Liệu Việt

Designed By: