Unknown Cà Độc Dược Monday, July 1, 2013 Tên khác: Mạn đà la, Cà dược. Cà độc dược Tên khoa học: Datura metel L. Họ: Cà (Solanaceae). Đặc điểm và phân bố. Ở nước ta c... Cà độc dược tên khác là Mạn đà la, Cà dược. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn chi tiết nhất về đặc điểm phân bố, tính vị, tác dụng, công dụng liều lượng, chữa bệnh của cà độc dược.....

Cà Độc Dược

Respons: 1 comments
Tên khác: Mạn đà la, Cà dược.
Cà độc dược
Cà độc dược
Tên khoa học: Datura metel L.
Họ: Cà (Solanaceae).
Đặc điểm và phân bố.
Ở nước ta có 3 dạng Cà độc dược: dạng hoa trắng thân xanh, cành xanh (alba); dạng hoa đốm tím, cành thân tím (violacea) và dạng lai của hai dạng trên.
Cả 3 dạng đều là cây thảo, mọc hàng năm, cao từ 1m đến 1.5m. Toàn thân gần như nhẵn. Cành non và các bộ phận non có nhiều lông tơ ngắn. Màu thân xanh hoặc tím tùy theo dạng. Lá đơn, mọc so le, nhưng ở gần đầu cành gần như mọc đối hay mọc vòng. Phiến lá hình trứng, dài 9-16cm, rộng 4-9cm, gốc lá lệnh, mép lá ít khi nguyên, thường xuyên xẻ 3-4 răng cưa.
Hoa đơn mọc ở kẽ lá, đài hoa hình ống, có 5 gân nổi lên rõ rệt, dài 5-8cm, rộng 1.5-2cm. Khi hoa héo một phần còn lại trưởng thành với quả giống hình cái mâm, tràng to, hình phễu, màu trắng hoặc tím.
Quả hình cầu, mặt ngoài có gai, đường kính chừng 3cm, khi non có màu xanh, khi già có màu nâu, nứt theo 3-4 đường. Hạt nhiều, hình trứng dẹt, nhăn nheo, dài 3-5mm. dầy 1mm, cạnh có vân nổi.
Mọc hoang và được trồng ở khắp nơi.
Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản.
Dùng lá, hoa, phơi hay sấy khô.
Có thể chế cao lỏng, hay dạng cồn. có khi tán thành bột dùng, hoặc làm thuốc thang sắc uống.
Bảo quản: Thuốc độc bảng A. Để nơi khô mát.
Thành phần hóa học.
Trong lá, hoa, hạt, rễ có chứa ancaloit chính là Hioxin hay Scopolamin. Ngoài ra còn chưa hioxiamin, atropine và một số ancaloit khác.
Tính vị, tác dụng.
Vị cay, tính ấm, có độc. Trừ phong thấp, hạ cơn hen suyễn, giảm đau.
Công dụng, cách dùng, liều lượng.
Chữa hen suyễn (thuộc hàn) và giảm đau đối với các loại bệnh phong, tê thấp, cước khí (sưng chân). Chữa động kinh, lài dom. Chống co bóp trong bệnh loét dạ dầy và ruột. Chữa chóng mặt nôn mửa khi đi máy bay, đi xe, đi tầu.
Dùng ngoài đắp mụn nhọt cho khỏi đau nhức.
Dùng dưới dạng cao, bột, cồn hoặc lá thái nhỏ để hút.
Liều dùng: Cao Cà độc dược (thuốc độc bảng A) cao lỏng 1/1. Liều tối đa cho người lớn 0.2g/lần ; 0.6g/24 giờ.
- Bột lá Cà độc dược (thuốc độc bảng A) liều tối đa cho người lớn uống: 0.2g/lần; 0.6g/24 giờ.
- Cồn Cà độc dược 1/10 (thành phẩm bảng A)
Liều tối đa cho người lớn uống 1g/lần, 3g/24h giờ.
Có khi hút như thuốc lá, một ngày 1g-1.5g (lá thái nhỏ phơi khô).
Bài thuốc chữa hen suyễn: Hoa hoặc lá Cà độc dược 12g, Hùng hoàng tán bột 2g, cả hai vị trộn đều, cuộn như thuốc lá đốt hút. Khi bệnh đỡ thì thôi.
Chú ý: Không dùng quá liều lượng, đề phòng trúng độc và quen thuốc.
Người cơ thể suy yếu, có bệnh nhãn áp cao, thiên đầu thống không nên dùng. Trẻ em dùng cần có chỉ định của thầy thuốc. thường dùng 0.01g cho mỗi tuổi trong 24 giờ (dạng bột lá và dạng cao 1/1). Dạng cồn 1/10 dùng 0.1g hoặc bằng 5 giọt cho mỗi tuổi. 

Related Posts On Cây Thuốc Chữa Bênh ,Vần C

1 comment:

  1. Mình hiện bán CÂY CÀ ĐỘC DƯỢC - cây giống, lá, cành, quả tươi và khô.
    Liên hệ: Phong 0981434969 (Cả fb, zalo). Thanks!!!!!
    Nhận gửi hàng cho khách ở xa.
    Ngoài ra, chúng tôi còn bán một số loại cây chữa bệnh khác như : Cây bình bát, bần chua, cà độc dược, mắm (trang), quả ké, thầu dầu tía, thiên môn, trinh nữ (xấu hổ), cà gai leo, hoa kim châm (hoa hiên), thù lù (lồng đèn), núc nác, bụp giấm, mò hoa đỏ, cối xay, chó đẻ(diệp hạ châu), chè leo, chè đắng, rau muống biển, rau bầu đất...

    ReplyDelete

Copyright © Dược Liệu Việt

Designed By: