Tên khác: Tạo
giác.
Tên khoa học:
Gleditsia fera (Lour.) Merr.
Họ: Vang
(Caesalpiniaceae.).
Đặc điểm và phân bố của Bồ Kết
Cây cao 6-8m. Trên thân có những chum
gai phân nhánh, dài tới 10-15cm. Lá kép lông chim, cuống chung có lông và rãnh
dọc, 6-8 đôi lá chét dài khoảng 25mm, rộng 15mm. Hoa màu trắng khác gốc hay tạp
tính, mọc thành chùm hình bông. Quả loại đậu dài 10-12cm, hơi cong hình lưỡi liềm
hay thẳng. Quả mỏng, trên những nơi có hạt thì nổi phồng lên, trong quả có
10-12 hạt.
Mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh
miền Bắc.
Bồ Kết |
Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản bồ kết.
Dùng quả, hạt, gai. Quả chin khô,
chắc cứng thịt dầy.
Hái quả tháng 10-11; lấy gai quanh
năm, nhưng tốt nhất từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.
Chế biến: Tẩm nước cho mềm, bỏ vỏ
đen ở ngoài, tước bỏ hai sống, bỏ hạt sấy khô, sao qua hoặc lùi trong tro nóng
cho giòn, rồi tán bột làm hoàn tán, hay làm thuốc đạn, hoặc ngâm rượu.
Bào quản: Dễ bị mọt; để nơi khô
ráo, định kỳ phơi sấy lại, tránh ẩm, bào chế rồi thì đậy kín.
Thành phần hóa học bồ kết.
Trong quả có saponin.
TÍnh vị, tác dụng bồ kết.
Vị cay, hơi mặn, tính ấm. Thông khiếu,
tiêu đờm, tiêu nhọt, trừ phong, thông tiểu.
Công dụng, cách dùng, liều lượng bồ kết.
Quả chữa trúng phong cấm khẩu, đau
tắc cổ họng (đốt tồn tính tán bột thổi vào mũi hoặc cổ họng), kinh giản đờm suyễn.
Ngày dùng 0.5g-1g, sắc uống. Có thể
ngâm rượu 400 (1/5), ngậm chữa đau răng. Hạt và gai có tác dụng tiêu
độc, chữa mụn nhọt, thông đại tiện bí kết. Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc sắc hoặc
ngâm rượu rồi cô thành cao mà dán vào chỗ sưng đau.
Bài
thuốc chữa quai bị: quả Bồ kếp (bỏ hạt), tán nhỏ hòa giấm thanh, tẩm bông đắp
vào chỗ đau. Cách 30 phút lại tẩm thêm, làm như vậy vài lần, khỏi thì thôi.
Kiêng kỵ: Người hư yếu và có thai
không nên dùng.
No comments:
Post a Comment