Tên khác: Toàn yết.
Tên khoa học:
Buthus martensii Karsch.
Họ: Bọ cạp
(Buthidae).
Đặc điểm sinh sống bọ cạp:
Loài động vật có đốt, đầu và ngực
ngắn, bụng tương đối dài hơn, phía dưới của bụng thót lại và dài, cuối cùng có
ngòi mạng nọc độc.
Bọ cạp hay sống ở dưới đá ẩm ướt và
dưới ván lát ở vách tường. Thường bắt Bọ cạp vào mùa xuân và hạ.
Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản bọ cạp:
Bọ cạp. |
Dùng Bọ cạp nguyên vẹn hoặc dùng
đuôi riêng (Yết vĩ).
Cách chế biến: Khi bắt được chon
gay vào nồi nước trong hoặc nước có pha them muối ăn (mỗi kilogam Bọ cạp cho them
300g muối ăn) đậy vung lại và đun 3 đến 4 giờ cho đến khi cạn nước. Lấy Bọ cạp
ra phơi trong râm cho khô. Khi dùng lại phải ngâm nước rửa sạch muối.
Bào quản: Mùa hạ dễ chảy nước, mục
nát, biến chất sinh sâu bọ. Cần để nơi kín, khô ráo.
Thành phần hóa học bọ cạp:
Có katsutoxin còn gọi là butotoxin.
Tính vị, tác dụng.
Vị mặn, hơi cay, tính bình. Trừ
phong, trấn kinh giật.
Công dụng, cách dùng, liều lượng.
Chữa động kinh, người co quắp, bán
thân bất toại, bị cấm khẩu mồm miệng méo, hoa mắt chóng mặt, tràng nhạc, ung nhọt
vỡ. Ngày dùng 2-4g, dạng thuốc sắc hay bột.
Bài thuốc Bọ cạp: Bọ cạp (bỏ đầu,
chân) 4g, Địa long (rửa sạch, sao vàng) 3g, Cam thảo 2g.
Tất cả tán bột trộn đều, chia 5-6 lần
uống trong ngày. Chữa trẻ em kinh phong, người lớn sau khi ngất bị bán thân bất
toại, thiên đầu thống.
Kiêng kỵ.
Huyết kém, sinh phong thấp không
nên dùng.
No comments:
Post a Comment