Tên khác: Rau lú
bú, La bạc.
Tên khoa học:
Raphanus sativus L.
Họ: Cải
(Brassicaeae).
Đặc điểm và phân bố cải củ.
Cây thảo sống hàng năm. Rễ củ phình
to. Lá hình mũi mác. Hoa tự chùm, màu trắng hay hơi tím hồng, cánh hoa có vân.
Quả loại cải không mở, thắt lại giữa các hạt xếp thành hình chuỗi tràng hạt, xốp.
Mùa hoa từ tháng 4-7, mùa quả từ tháng 6-9. Được trồng khắp nơi, vào mùa thu
đông, để lấy củ ăn.
Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản cải củ.
Hạt có tên là La bạc tử. Hạt hình
tròn dẹp có mặt lưng khum, mặt bụng tạo nên 1 cạnh lồi ở giữa, dài chừng
2.5-4mm, rộng 2-3mm, màu nâu đỏ hoặc nâu đen. Ngoài ra còn dùng củ.
Chế biến: Đền mùa quả già, hái cả
cây, phơi khô, đập lấy hạt, bỏ vỏ, loại tạp chất, phơi khô.
Bảo quản: Đóng kín, tránh ẩm.
Thành phần hóa học Cải củ.
Thành phần chủ yếu là chất dầu,
trong có hợp chất sunfua.
Tính vị, tác dụng Cải củ.
Hạt: vị cay, ngọt, mùi thơm, tính
bình. Thông khí, tiêu đờm, trừ hen suyễn, tiêu tích (thức ăn còn ứ đọng trong
ruột).
Củ: vị ngọt hơi nồng, tính bình. Mạnh
tì vị, lợi tiểu, long đờm.
Công dụng, cách dùng, liều lượng Cải củ.
Chữa nhức đầu và thiên đầu thống (Cải
củ tươi giã, vắt lấy nước cốt, nhỏ và lỗ mũi bên đau), chữa ỉa chảy (luộc củ ăn hàng ngày).
-Hạt: Chữa ăn không tiêu, sốt rét,
ho, suyễn.
Ngày dùng 6-12g sắc uống. Người khí
hư không nên dùng.
Ngoài ra còn dùng Củ cải hoặc lá Củ
cải phơi khô chữa phù thũng, bí tiểu tiện. Ngày dùng 10-15g, dạng thuốc sắc.
-Bài thuốc chữa ho nhiều đờm suyễn,
khó thở, tức ngực, dùng bài “Tam tử dưỡng thân thang”:
La bạc tử 10g, Tô tử 10g, Bạch gới
tử 3g.
Các vị sao tán nhỏ, cho vào túi vải,
thêm 300ml nước, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Cải củ |
No comments:
Post a Comment