Tên khác: Dây cườm
cườm. Dây chu chi, Tương tư thảo.
Tên khoa học:
Abrus precatorius L.
Họ: Cánh bướm
(Fabaceae).
Đặc điểm và phân bố Cam thảo dây.
Dây leo bằng thân quấn, phân nhiều
nhánh nhỏ gầy, hình sợi, thân có nhiều xơ. Lá kép lông chim lẻ, lá kép cả cuống
dài độ 15-20cm, gồm 8-20 đôi lá chét. Lá chét nhỏ, gần như hình chữ nhật, dài
7-20mm, rộng 3-8mm. Hoa màu hồng, mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành,
tràng hoa hình bướm. Quả màu đỏ sẫm, thon, dẹt, dài độ 3cm rộng độ 12-15mm, dầy
7-8mm. Hạt hình trứng, vỏ hạt rất cứng, bóng, màu đỏ, có một điểm đen lơn quanh
rốn.
Mọc hoang ở đồi núi, bờ bụi, có trồng
ở vườn, bờ rào.
Bộ phận dùng, chế biến Cam thảo dây.
Rễ, dây, lá, hạt. Thu hoạch vào mùa
thu đông, tốt nhất là lúc cây mới ra hoa. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô. Có
thể dùng sống hay tẩm mật sao.
Thành phần hóa học Cam thảo dây.
Rễ và lá chứa chất tương tự
glixirizin của Cam thảo bắc.
Hạt chứa chất độc abrin,
precatorin, trigonellin.
Tính vị, tác dụng Cam thảo dây.
Rễ, dây, lá vị ngọt hơi đắng, tính
mát.
Hạt: có độc, thông cửa khiếu, sát
trùng, tiêu viêm.
Công dụng, cách dùng, liều lượng Cam thảo dây.
Lá dùng điều hòa các vị thuốc khác,
chữa ho, giải cảm. Trị hoàng đản do viên gan siêu vi trùng. Ngày dùng 8-16g, dạng
thuốc sắc. Có thể dùng thay Cam thảo bắc.
Hạt chỉ dùng ngoài sát trùng, tiêu
viêm, làm mụn nhọt chóng vở mũ (giả nhỏ hạt đắp). Tốt nhất là trị vú sưng đau
do tắc tia sữa.
Cam thảo dây |
No comments:
Post a Comment