Ba Đậu
Tên khác: Ba đậu thụ.
Tên khoa học: Croton tiglium L.
Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Đặc điểm và phân bố cây Ba đậu.
Cây nhỡ, cao 5 - 10m, cành nhẵn. Lá mọc so le, nguyên, hình trứng, mép có răng cưa, đầu nhọn, phiến lá dài khoảng 6 - 8cm, rộng 4 - 5cm, cuống nhỏ, dai 1 - 2cm. Lá non trên
Mọc hoang và được trồng nhiều ở vùng đồi núi nước ta.
Hình 2- Ba đậu. |
Bộ phận dùng, chế biến bảo quản Ba Đậu.
Dùng hạt: Hạt hình trứng thuôn dẹt, dài 10 - 13mm, rộng 7 - 9 mm, mặt bụng nhô lên thành cạnh, mặt lưng hơi vồng lên, mép hơi gây góc, tạo thành hai gân chạy từ đỉnh đến đáy. Vỏ hạt màu nhu vàng, không bóng như hạt thầu dâu, không có vân.
Vào khoảng tháng 8 - 9, hái quả chín chưa nứt vỏ, đem về phơi ngay dưới bóng mát cho đến khi thật khô (cầm lắc nge lốc cốc) Khi dùng đập lẩy hạt.
Chế biến:
- Ba đậu sương: bỏ vỏ, giã Ba đậu cho nhỏ, bọc giấy bản, ép đê loại dầu, thay giấy, lại ép đến khi dầu không thấm ra nữa thì thôi, sao qua hơi vàng.
- Hắc ba đậu: là Ba đậu sương đem sao đen.
Bảo quản: Để nơi khô, mát. Ba đậu sương và Hắc ba đậu đều là thuốc độc bảng B. Ba đậu sống: Độc bảng A. Khi dùng phải cẩn thận, không dùng quá liều.
Thành phần hóa học.
Hạt có dầu béo, protein, glycozit (crotonozit), chất anbumin độc (Crotin), glyxerit của axit crotonic và axit tiglic.
Tính vị, tác dụng.
Vị béo hơi the, tính nóng, rất độc. Xô mạnh, trục đờm, rút nước ở ruột, làm ấm cơ thể, phá trưng hà (ứ huyết , gò cục trong bụng).
Công dụng, cách dùng và liều lượng Ba Đậu.
Chữa táo bón, hàn tích, thủy thũng, hen suyễn khó thở, đờm nhiều. Ngày dùng 0.02 - 01g Ba đậu sương hay 1 - 2g Hắc ba đậu.
Kiêng kỵ.
Đang sốt nóng hoặc táo bón do nhiệt kết, người có thai, người hư nhược và trẻ em dưới 10 tuổi không nên dùng.
Chú ý:
- Bào chế Ba đậu cần bảo vệ mắt và tay vì dầu gây rộp da.
- Không nên nhầm lẫn cây Ba đậu với cây Ba đậu tây (Hura crepitans L. - Euphorbiaceae), cây Dầu lai (Aleurites mo-luccana Willd. - Euphorbiaceae), cây Dầu mè (Jaropha curcas L. - Euphorbiaceae).
No comments:
Post a Comment