Unknown Ba chạc. Saturday, June 1, 2013 Ba Chạc. Tên khác: Chè đắng, Dầu dầu, Bí bái. Tên khoa học: Evodia triphylla Guil Họ: Cam (Rutaceae). Đặc điểm và phân bố B... Cây Ba Chạc sống nhiều năm, cao 1m đến 4.5m. Bộ phận chữa bệnh gồm lá cành vỏ rễ. Lá dùng tươi hái về mùa xuân hoặc hạ. Ba Chạc chủ yếu chữa ghẻ, mụn nhọt lỡ ngứa, chốc đầu.

Ba chạc.

Respons: 0 comments

Ba Chạc.


Tên khác: Chè đắng, Dầu dầu, Bí bái.

Tên khoa học: Evodia triphylla Guil
Họ: Cam (Rutaceae).

Đặc điểm và phân bố Ba Chạc.

Cây nhỏ, sống nhiều năm, cao 1m đến 4,5 mét. Cành thưa, màu đỏ xám, cố từng đốt. Mỗi đốt mang hai cuống lá mọc đối. Lá kép gồm ba lá chét thuôn dài, nguyên, trông giống chạc ba nhánh, do đó có tên Ba chạc. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và ngắn hơn lá, màu trắng. Quả nang gồm 1 - 4 ngăn, nhỏ như hạt tiêu, vỏ nhẵn, phía ngoài dăn deo, mỗi ngăn chứa một hạt hình cầu, đường kính 2mm, màu đen xanh bóng.
Ba chạc còn gọi là chè đăng, dầu dầu, bí bái, trị ghẻ, mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu
Hình 1 - Ba Chạc.

Mọng hoang khắp nơi.

Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản Ba Chạc.

Dùng lá, cành, vỏ và rễ. Lá dùng tươi, hái về mùa xuân hoặc hạ. Vỏ và rễ dùng tươi hoặc khô. Hái về mùa thu; nếu dùng khô, thái nhỏ sao vàng, dùng ngay hoặc nấu cao. Bảo quản nơi khô ráo.

Thành phần hóa học.

Có tinh dầu thơm nhẹ.
Tính vị, tác dụng.
Vị đắng, tính mát. Thanh nhiệu, tiêu độc, tiêu đờm.

Công dụng, cách dùng, liều lượng.

Ba Chạc chủ yếu chữa ghẻ, mụn nhọt lở ngứa, chốc đầu... Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật.

Ngày dùng 20 - 40g lá, dạng nước sắc hoặc cao. Thường nấu nước để tắm rửa và xông.
Có thể phối hợp với Kim ngân hoa (lượng bằng nhau) nấu nước uống.

Dùng rễ và vỏ chữa phong thấp, đâu gân, nhức xương, tê bại, bán thân bất toại, điều hào kinh nguyệt. Mỗi ngày uống từ 4 - 12g rễ và vỏ khô, dạng thuốc sắc.

Related Posts On Ba Chạc ,Dược Liệu Trong Nước ,Vần B

No comments:

Post a Comment

Copyright © Dược Liệu Việt

Designed By: